Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

Tía tô vị thuốc quý


Tía tô, chữa từ động thai đến ngộ độc...



Tía tô có tên khoa học là Périlla ocymoides lour, được trồng nhiều ở mọi miền nước ta, chủ yếu để làm gia vị. Tía tô cũng là vị thuốc nam rất quý, được sử dụng điều trị nhiều chứng bệnh.
Là thành phần không thể thiếu trong nồi nước xông (kèm với các vị: kinh giới, hương nhu, lá sả, lá chanh, lá tre, lá chè, lá duối...).

Tía tô cũng là vị thuốc trị ho, tiêu đờm, phong thấp hiệu quả: có thể dùng hạt (tô tử): 3-10g, sao vàng sắc với nước, chia làm nhiều lần để uống trong ngày. Cành lá: 20-30g, cũng sao vàng sắc với nước, chia nhỏ uống nhiều lần trong ngày.

Chữa ăn uống khó tiêu: lá tía tô + cành: chặt nhỏ (2-3 cm) sao vàng, mỗi ngày dùng 20-30g, sắc uống.

An thai: khi động thai (đau bụng): lấy cành cây tía tô (tô ngạch) sao vàng, dùng từ 30-40g, sắc với 150ml còn 100ml, chia nhỏ uống nhiều lần trong ngày.

Chữa ngộ độc cua, cá: khi bị trúng độc do ăn cua, cá: dùng lá tía tô sao vàng, lấy khoảng 30-50g sắc với 200ml, chia nhỏ, uống dần dần.

Chữa hắc lào: lấy lá tươi vò nát xát vào vùng bị hắc lào, mỗi ngày 1-2 lần, sau 4-5 ngày sẽ khỏi (chú ý xát từ mép ngoài của vùng tổn thương vào phía trong, không nên xát từ trong ra ngoài để tránh lây lan rộng)...

Tía tô là loại cây rất dễ trồng, không đòi hỏi chăm bón phức tạp và cũng ít sâu bệnh, chỉ cần đất mùn và năng tưới hằng ngày là được. Mọi nhà nên trồng để sử dụng khi cần.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét