Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013



Cây Lược vàng còn quý hơn vàng
Sau nhiều năm phục vụ trong lực lượng TNXP, tôi về hưu cũng là thời kì nhiều bệnh tật phát sinh, tôi lại nghiện thuốc lá nên viêm họng mạn tính, mỗi khi trái gió trở trời tôi rất khổ sở.
Đã vậy tôi lại thường xuyên đau đại tràng co thắt, bị táo bón ra máu tươi nhiều lần phải đi cấp cứu. Dùng thuốc kháng sinh chỉ chữa được triệu chứng, không chữa được nguyên nhân nên bệnh thường xuyên tái phát, trọng lượng cơ thể từ 58kg giảm xuống còn 32kg. Bệnh viện chỉ định phải mổ trĩ. Mổ xong sau một năm, bệnh trĩ lại tái phát.
Đọc Báo Người cao tuổi, biết cây Lược vàng chữa được nhiều bệnh, tôi mua quyển "Cây Lược vàng quý như vàng" về làm theo cách của các bệnh nhân tương tự, ăn 6 lá Lược vàng/ngày kết hợp uống rượu ngâm vòi, thân cây Lược vàng. Một thời gian sau, bệnh của tôi biến mất, ăn ngon, ngủ sâu, tăng cân, thể lực được phục hồi.
Vợ tôi bị đau thần kinh tọa, nhiều khi phải nằm viện đến hai tháng mà bệnh cứ tái phát liên tục rất khổ sở. Tôi cho vợ ăn lá Lược vàng đều đặn, dùng rượu xoa bóp chỗ đau. Một năm sau vợ tôi không đau đớn nữa, đi lại bình thường, sống vui, sống khỏe.
Từ thực tế dùng cây Lược vàng chữa bệnh, tôi phổ biến cho các cụ trong Chi hội NCT. Đến nay, 126 hội viên trong chi hội đều trồng cây Lược vàng để chữa bệnh. Nhờ cây Lược vàng mà chi hội chúng tôi sinh hoạt vui hơn, đều đặn hơn, số cụ ốm đau phải vắng mặt giảm hẳn. Đời sống NCT được nâng lên vì không tốn tiền thuốc, sức khỏe được đảm bảo, bệnh viện giảm tải vì không bị những bệnh nhân cao tuổi "quấy quả". Chúng tôi biết ơn Báo Người cao tuổi nhiều lắm!
Nguyễn Xuân Lưu
(Xóm 2, thôn 2, xã Vũ Hòa, huyện Đức Linh, 

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

CHỮA TRĨ BẰNG CÂY THIÊN LÝ



Thiên lý - cây thuốc chữa trĩ rất công hiệu

Cây Thiên lý (còn gọi là câu hoa lý, hoa thiên lý, dạ lài hương) là một loại cây nhỏ, mọc leo, thân hơi có lông, nhất là ở những bộ phận còn non. Lá hình tim, thuôn, khía mép ở khoảng 5-8mm về phía cuống, đầu lá nhọn, có lông trên các gân lá; phiến lá dài 6-11cm, rộng 4-7,5cm, cuống cũng có lông, dài 12-20mm. Hoa khá to, nhiều, màu vàng xanh lục nhạt, rất thơm, thành xim tán, có cuống to, hơi có lông, dài 10-20mm, mang nhiều tán mọc mau liền với nhau. Quả là những đại dài 6,5 - 9,5cm, rộng 12-14mm.

Mô tả ảnh.
Cây Thiên lý được trồng khắp nơi ở Việt Nam, nhiều nhất tại miền Bắc để làm cảnh và lấy hoa, lá nấu canh ăn. Khi dùng thường hái lá tươi giã nát với muối và thêm nước vào vắt lấy nước. Trong lá và thân Thiên lý có chất ancaloid (Đỗ Tất Lợi, Ngô Văn Thu, Hà Nội, 1962). Trong cuộc sống hằng ngày, người ta thường chỉ dùng hoa và lá Thiên lý non để nấu canh ăn cho mát và bổ. Lá tươi của cây Thiên lý chữa bệnh trĩ (lòi dom) rất công hiệu. Thầy thuốc đã chữa cho nhiều người khỏi bệnh, kể cả những người bị trĩ cấp độ 3 có búi trĩ lòi hẳn ra ngoài. Bài thuốc này đặc biệt công hiệu cho những người bị trĩ do nội nhiệt, do uống rượu bia nhiều dẫn đến đi ngoài có máu, rát hậu môn.

Cách chữa trị như sau: Lá Thiên lý 100g (một nắm to), muối ăn 5g (thìa cà-phê). Hái lá Thiên lý non và lá bánh tẻ, rửa sạch, giã nhỏ với muối, thêm chừng 30ml nước đun sôi còn ấm, lọc qua vải gạc. Dùng nước này tẩm vào bông đắp lên chỗ dom đã rửa sạch bằng thuốc tím. Băng như đóng khố. Ngày làm một, hai lần. Kết hợp với uống 3 đến 4 bát nước lá Thiên lý tươi một ngày. Trong vòng 3 - 4 ngày thường khỏi. Bài thuốc này còn có thể chữa bệnh dạ con: cũng dùng như trên. Thường lưu ý: bắt buộc phải dùng tươi, không được nấu chín. Với những người cơ thể hàn thì không được uống mà chỉ đắp bên ngoài.

Hữu Mạnh 

NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU VỀ CÂY XÁO TAM PHÂN



về cây “thần dược”, chữa “bách bệnh”

Theo QĐND Online - Ngày 3-12, Bác sĩ Lâm Quang Chứng, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa ký công báo cáo kết quả nghiên cứu mẫu cây xáo tam phân của Viện Dược liệu (Bộ Y tế) về UBND tỉnh Khánh Hòa.
Theo đó, cây xáo tam phân có tên khoa học là Paramignya trimera, dân địa phương gọi là “cây thuốc lạ”, “cây thần dược”…). Bước đầu Viện Dược liệu xác định, xáo tam phân có các thành phần: flavonoid, saponin, alcaoid và chủ yếu là courmarin và triterpenoid.
Các thí nghiệm cho thấy, xáo tam phân có tác dụng ức chế tốt viêm gan cấp ở thực nghiệm trên chuột nhắt trắng; có tác dụng độc (ức chế, tiêu diệt) đối với 5 dòng tế bào ung thư: ung thư gan Hep-G2, ung thư đại tràng HTC116, ung thư vú MDA MB231, ung thư buồng trứng OVCAR-8 và ung thư cổ tử cung Hela (mạnh nhất với ung thư gan Hep-G2 và ung thư cổ tử cung). Thí nghiệm cũng cho thấy, với độc tính thấp, xáo tam phân khá an toàn khi sử dụng.
Chị Hồng (Ninh Vân, Ninh Hòa, Khánh Hòa) phơi cây xáo tam phân tại nhà.
Tuy nhiên, theo quy định của Bộ Y tế về thử thuốc trên lâm sàng, Sở Y tế Khánh Hòa sẽ tiếp tục đề nghị Bộ Y tế và các Cục, Vụ, Viện Trung ương có liên quan hướng dẫn các bước cần thiết, nhằm khẳng định thuốc có tác dụng điều trị (trên người) hay không? Vì các kết quả trên mới chỉ thí nghiệm trên động vật.
Theo khuyến cáo của Viện Dược liệu, Sở Y tế Khánh Hòa đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan và địa phương có liên quan thực hiện các biện pháp hữu hiệu bảo vệ nguồn gen và phát triển cây xáo tam phân, ngăn chặn tình trạng khai thác bừa bãi.

Trước đó, theo mách bảo tự phát, nhiều người dân ở thị xã Ninh Hòa  (Khánh Hòa) đã uống nước sắc xáo tam phân để chữa “bách bệnh”, kể cả ung thư, nhất là các bệnh về gan, thận. Ông Lê Hăng, người địa phương bị xơ gan, bụng to, khi uống thấy kết quả tốt, từ đó tin đồn lan truyền, nhiều người nước ngoài cũng gửi mua để chữa bệnh. Cơn sốt làm dân địa phương đổ xô lên rừng Hòn Hèo và lân cận tìm kiếm, có thời điểm giá xáo tam phân phơi khô lên tới 500.000 đồng/kg.
Tin, ảnh: MẠNH THẮNG