Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

CHỮA TRĨ BẰNG CÂY THIÊN LÝ



Thiên lý - cây thuốc chữa trĩ rất công hiệu

Cây Thiên lý (còn gọi là câu hoa lý, hoa thiên lý, dạ lài hương) là một loại cây nhỏ, mọc leo, thân hơi có lông, nhất là ở những bộ phận còn non. Lá hình tim, thuôn, khía mép ở khoảng 5-8mm về phía cuống, đầu lá nhọn, có lông trên các gân lá; phiến lá dài 6-11cm, rộng 4-7,5cm, cuống cũng có lông, dài 12-20mm. Hoa khá to, nhiều, màu vàng xanh lục nhạt, rất thơm, thành xim tán, có cuống to, hơi có lông, dài 10-20mm, mang nhiều tán mọc mau liền với nhau. Quả là những đại dài 6,5 - 9,5cm, rộng 12-14mm.

Mô tả ảnh.
Cây Thiên lý được trồng khắp nơi ở Việt Nam, nhiều nhất tại miền Bắc để làm cảnh và lấy hoa, lá nấu canh ăn. Khi dùng thường hái lá tươi giã nát với muối và thêm nước vào vắt lấy nước. Trong lá và thân Thiên lý có chất ancaloid (Đỗ Tất Lợi, Ngô Văn Thu, Hà Nội, 1962). Trong cuộc sống hằng ngày, người ta thường chỉ dùng hoa và lá Thiên lý non để nấu canh ăn cho mát và bổ. Lá tươi của cây Thiên lý chữa bệnh trĩ (lòi dom) rất công hiệu. Thầy thuốc đã chữa cho nhiều người khỏi bệnh, kể cả những người bị trĩ cấp độ 3 có búi trĩ lòi hẳn ra ngoài. Bài thuốc này đặc biệt công hiệu cho những người bị trĩ do nội nhiệt, do uống rượu bia nhiều dẫn đến đi ngoài có máu, rát hậu môn.

Cách chữa trị như sau: Lá Thiên lý 100g (một nắm to), muối ăn 5g (thìa cà-phê). Hái lá Thiên lý non và lá bánh tẻ, rửa sạch, giã nhỏ với muối, thêm chừng 30ml nước đun sôi còn ấm, lọc qua vải gạc. Dùng nước này tẩm vào bông đắp lên chỗ dom đã rửa sạch bằng thuốc tím. Băng như đóng khố. Ngày làm một, hai lần. Kết hợp với uống 3 đến 4 bát nước lá Thiên lý tươi một ngày. Trong vòng 3 - 4 ngày thường khỏi. Bài thuốc này còn có thể chữa bệnh dạ con: cũng dùng như trên. Thường lưu ý: bắt buộc phải dùng tươi, không được nấu chín. Với những người cơ thể hàn thì không được uống mà chỉ đắp bên ngoài.

Hữu Mạnh 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét