Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

CÁCH PHÒNG CHỐNG DỊCH ĐAU MẮT ĐỎ HIỆU QUẢ

THUỐC  PHÒNG CHỐNG ĐAU MẮT ĐỎ

 Khỏi nhanh an toàn hiệu quả
Thuốc Gia truyền cụ lang Trác Thái bình xin gửi tới quý vị  liều thuốc Phòng chống đau mắt đỏ  đặc hiệu giá trị Phòng và Chữa bệnh cao, rẻ tiền đơn giản thuận lợi chỉ cần lấy bông y tế sạch  tẩm thuốc  bôi nhiều lần lên mí mắt  ( Làm theo hướng dẫn )  là khỏi nhanh  trong vòng 48 h . Trẻ em ,người lớn ,phụ nữ có thai đều dùng Hiệu quả  . Quý khách ở xa gửi theo đường bưu điện . Xin liên hệ trực tiếp Lương Y Hữu Mạnh 0913234813 địa chỉ 15/04/05 Hoàng Quốc Việt  -Cầu giấy –Hà nội .để hỏi tư vấn trước .
http://hoanhanduong.blogspot.com/
Các thuốc hiệu nghiệm khác :
- Hạ men gan  đặc trị men gan tăng cao
-Thuốc chữa mồ hôi tay chân



Khi bị đau mắt đỏ, bạn phải rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, rửa mắt bằng nước muối sinh lý và không dùng chung thuốc nhỏ mắt hay đồ đạc với người khác, không đắp các loại lá vào mắt như là trầu, lá dâu...


Cách ngừa đau mắt đỏ hiệu quả
Người đau mắt đỏ có thể lây bệnh cho người khác ngay cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng. Đeo kính cũng không loại trừ hết nguy cơ lây bệnh. Vậy phải làm thế nào để phòng bệnh đau mắt đỏ hiệu quả?
Khốn khổ vì đau mắt đỏ cả nhà lây nhau
Đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm kết mạc là bệnh gặp phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường gia tăng khi thời tiết chuyển mùa. Triệu chứng ban đầu của bệnh là nóng rát mắt, đau, có cảm giác cộm mắt, nhìn mờ, mi mắt sưng nề, chảy nước mắt.
Bệnh đau mắt đỏ lây truyền qua đường hô hấp, đồ dùng cá nhân như: Khăn mặt, chậu rửa mặt. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể do vi khuẩn, virus.
Với những trường hợp đau mắt do virus, có thể lây qua nhiều đường nhưng đặc biệt nguy hiểm và nhanh nhất là lây qua hệ hô hấp. Bệnh nhân bị đau mắt đỏ có thể kèm theo hiện tượng viêm họng hạch hoặc đôi khi có hạch ở tay.
Người đau mắt đỏ có thể lây bệnh cho người khác ngay cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng, việc lây bệnh diễn ra ở thời kỳ ủ bệnh. Ngay khi bệnh nhân đã khỏi vẫn có thể lây cho người khác trong vòng một tuần.
Đeo kính không loại trừ hết nguy cơ lây bệnh mà chỉ giảm thiểu khả năng lây bệnh. Nếu đeo kính nhưng vẫn dùng chung khăn mặt, chậu rửa mặt thì khả năng lây bệnh là rất lớn.
Đau mắt đỏ lây truyền qua những hạt tiết tố nhỏ li ti khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi; qua đồ dùng cá nhân, khăn tay; qua nước bị nhiễm khuẩn (nước hồ bơi). Vì thế, bệnh dễ lây ở trẻ em học cùng trường hoặc người sống cùng một nhà.
Triệu chứng
- Mắt đau dữ dội, cộm, cảm giác như cát trong mắt; Chảy nước mắt và có nhiều gỉ, có khi sáng ngủ dậy rỉ làm mi mắt dính chặt.
- Mi mắt sưng nhẹ, hơi đau, kết mạc sưng phù, đỏ. Bệnh thường bắt đầu từ một mắt, sau vài ba ngày đến mắt thứ hai…
- Kèm theo có thể ho, sốt nhẹ, nổi hạch trước tai (hay gặp ở trẻ em).
Phòng bệnh
Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây cho cả nhà và cộng đồng vì vậy cần phải giữ vệ sinh thật tốt để kiểm soát tránh lây lan bệnh cho mình và những người xung quanh:
- Không dụi mắt bằng tay.
- Rửa mặt ít nhất 3 lần/ngày bằng nước sạch, khăn sạch, riêng. Giặt khăn bằng xà phòng, phơi khăn ngoài nắng. Rửa tay kỹ và thường xuyên với nước ấm, nhất là trước và sau khi tra thuốc nhỏ mắt.
- Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý (sáng, trưa, tối).
Khi đang có dịch đau mắt đỏ
- Người bệnh cần được nghỉ ngơi, điều trị cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc nhãn khoa. Nếu bệnh không thuyên giảm sau 5-7 ngày phải đến khám lại. Có thể dùng nước muối sinh lý 0,9% hay nước mắt nhân tạo để rửa trôi mầm bệnh, rửa trôi chất tiết và gỉ mắt, làm dịu đôi mắt đang cộm rát khó chịu.
Lau rửa dịch gỉ mắt nhiều lần một ngày bằng khăn giấy hoặc cotton ẩm, sau đó vứt ngay. Cần tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng, hoa quả, vitamin và khoáng chất tăng sức đề kháng để nhanh lành bệnh hơn.
- Người chưa mắc bệnh cần hạn chế tối đa tiếp xúc với người bệnh, khi tiếp xúc nên có khẩu trang. Trong nhà có người mắc bệnh cần hạn chế ngủ chung giường với người bệnh trong thời gian đau mắt đỏ và sau khi khỏi bệnh ít nhất 1 tuần.
- Giặt ga giường, vỏ gối, khăn tắm trong nước tẩy và ấm.
- Tránh dùng chung các vật dụng như khăn mặt, chậu rửa.
- Rửa tay sau khi tra thuốc mắt.
- Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn.
- Nếu trẻ bị bệnh nên để ở nhà, không đưa đến nhà trẻ trường học hoặc nơi đông người trong thời gian bị bệnh.
Đau mắt đỏ tuy là một bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành tính ít để lại di chứng, tuy nhiên bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động, có không ít trường hợp bệnh kéo dài và có biến chứng xấu ảnh hưởng thị lực sau này nên mọi người luôn có ý thức phòng bệnh tốt và cần được can thiệp kịp thời khi bị mắc bệnh.





Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

SỰ LIÊN QUAN GIỮA GAN NHIỄM MỠ VÀ VIÊM GAN SIÊU VI B


Viêm gan B là gì?

Viêm gan siêu vi B là một loại virus tấn công lá gan, gây ra bệnh viêm gan. Tổ chức Y tế Thế Giới thống kê có khoảng 350 triệu người nhiễm virus viêm gan B và tại Việt Nam có khoảng 20% dân số nhiễm virus viêm gan B. Những người nhiễm virus viêm gan B nếu không được kiểm soát, điều trị tốt có nguy cơ dẫn đến viêm gan, xơ gan và ung thư gan.
Viêm gan B là gì?
Bệnh viêm gan b do vi khuẩn viêm gan B là HBV-DNA truyền nhiễm gây bệnh. Bệnh có thể chia thành hai loại viêm gan B cấp tính và viêm gan B mãn tính.
Virus viêm gan B được tìm thấy trong máu, nước bọt, nước mắt cũng như nước tiểu và tinh dịch của bệnh nhân.
1) Các giai đoạn phát triển
Viêm gan cấp tính:
Trong giai đoạn người bệnh nhiễm virus viêm gan B dưới 6 tháng thì gọi là viêm gan cấp tính. Một số người bệnh có thể có triệu chứng như: Đau nhức, mệt mỏi, chán ăn, sốt nhẹ, đau bụng dưới sườn phải, vàng da,…
Viêm gan mãn tính
Người bị nhiễm virus viêm gan B trên 6 tháng bị coi là bị viêm gan mãn tính. Khoảng 10% người lớn bị nhiễm virus viêm gan B sẽ trở thành mãn tính và 90% trẻ em bị nhiễm viêm gan B từ mẹ cũng trở thành mãn tính.
2) Biến chứng
Người bị nhiễm viêm gan B mãn tính nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời có thể biến chứng sang:
- Suy gan
- Xơ gan
- Ung thư gan
3) Virus viêm gan B lây qua đường nào?
Bệnh thường lây trực tiếp từ người này qua người kia. Dễ dàng nhất là qua máu (như lây từ mẹ mới sinh, tiếp máu, dùng kim chích và dụng cụ y khoa thiếu vệ sinh, hoặc bị nhiễm qua vết trầy xát hay bị côn trùng cắn).
Viêm gan B là căn bệnh viêm nhiễm do máu, do vậy virus viêm gan b lây qua các đường chủ yếu sau:
- Đường máu: truyền máu, tiêm chích, châm cứu, xăm mình, dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu…
- Từ mẹ sang con
- Đường tình dục: Không dùng bao cao su khi sinh hoạt tình dục với người bệnh
- Các dụng cụ y tế không đảm bảo như: nạo hút thai, chữa răng, nội soi
4) Biểu hiện lâm sàng
Biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm gan B là:
- Khó chịu, mệt mỏi và khó tiêu
- Có thể buồn nôn, nôn mửa
- Khó chịu vùng bụng, phần bụng trên hoặc phía bên phần bụng trên đau nhức
- Trướng bụng
- Có thể vàng da
- Gan và lá lách sưng
- Còn có thể có triệu chứng tay ửng đỏ, viêm khớp, đau khớp.
Bệnh viêm gan B cấp tính sau khi chữa trị sẽ hồi phục, chỉ có khoảng 5-10% phát triển thành viêm gan B mãn tính. Khi lây nhiễm virus viêm gan B mãn tính thì bệnh sẽ kéo dài dai dẳng không khỏi hoặc phát đi phát lại.
Một bộ phận bệnh nhân bị viêm gan B sẽ phát triển thành xơ gan và suy yếu chức năng gan. Một số ít bệnh nhân cuối cùng sẽ chuyển hóa thành bệnh ung thư gan mang tính nguyên phát.
• Gan nhiễm mỡ có thể là một hậu quả của rất nhiều bệnh, kể cả do uống nhiều rượu, các bệnh về chuyển hoá, do sử dụng thuốc và các rối loạn về dinh dưỡng.
• Có rất nhiều cơ chế gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Một trong những cơ chế thường gặp là do sự oxy hoá acid béo ở gan bị giảm, thường do sự rối loạn chức năng của ty lạp thể.
• Hầu hết các trường hợp gan nhiễm mỡ không có triệu chứng. Chúng thường được phát hiện qua triệu chứng gan to thấy được khi kiểm tra sức khoẻ định kỳ, hoặc qua những bất thường nhẹ ở các chỉ số aminotransferase máu hoặc alkaline phophatase được thể hiện trong các xét nghiệm thường qui.
• Gan nhiễm mỡ là một nguyên nhân hiếm gặp của tình trạng suy gan bạo phát.
• Siêu âm và chụp cắt lớp điện toán có độ nhạy khoảng 60% trong việc phát hiện tình trạng gan nhiễm mỡ. Sinh thiết gan được chỉ định khi xuất hiện triệu chứng, khi các chỉ số men gan tăng kéo dài trên sáu tháng, hoặc khi thấy cần thiết cho việc chẩn đoán.
• Việc kiểm soát tình trạng gan nhiễm mỡ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Chế độ điều trị có thể bao gồm cai nghiện rượu; ngưng dùng các thuốc có nhiều khả năng gây nên gan nhiễm mỡ; kiểm soát các bệnh về chuyển hóa, ví dụ bệnh tiểu đường; và giảm cân với một chế độ ăn kiêng ít chất béo cho những người béo phị. 
Trên thực tế lâm sàng cũng có nhiều bệnh nhân thể hiện các triệu chứng có liên quan giữa gan nhiễm mỡ và viêm gan B .

BÀI THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỪA KẾ CỦA HÒA NHÂN ĐƯỜNG VỪA CÓ TÁC DỤNG KHỐNG CHẾ VIRUS VIÊM GAN B VỪA HÓA GIẢI VÀ CHUYỂN HÓA ĐƯỢC LƯỢNG MỠ TRONG GAN MỘT CÁCH TỐI ƯU :
- Nguyên tắc điều trị: lợi thấp thanh nhiệt, nhuận gan giải uất.hóa đàm, hoạt huyết, thông kinh lạc ,Bảo vệ can khí   Uống liên tục 3 tháng sẽ giải quyết được cơ bản . 

Khi khám bnh ly thu nếđã có phiếu xét nghim ca tây y nê mang theo.Bnh nhâ xa sgi thuc theo đường bưđin . Đa ch liên h  Số 03/04/05 Hoàng Quc Vi Cu giHà ni . Lương y  Hu  Mnh  ĐT  0913234813  .




Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

BỊ SƠ GAN LÀ DO ĐÂU ?


Bia rượu làm men gan tăng cao dẫn tới những thay đổi trong tế bào gan, sẽ bị bệnh xơ gan và các bệnh gan khác.
Ngoài ra, bị viêm gan B, C, D mạn tính cũng dẫn tới xơ gan; hay do chuyển hoá như mắc bệnh nhiễm sắc tố sắt mô (hemochromatosis), bệnh Wilson, hoặc thiếu men a-antitrypsin; bệnh đường mật kéo dài, nghẽn tĩnh mạch gan, rối loạn miễn dịch (ví dụ như viêm gan dạng lupoid); nhiễm độc chất như methotredate, amiodarone; phẫu thuật đường ruột bằng phương pháp bắc cầu (bypass); do suy dinh dưỡng hay nhiễm trùng; và cuối cùng là xơ gan bẩm sinh.

Làm thế nào để nhận biết căn bệnh xơ gan?

Ban đầu thường không có những triệu chứng rõ rệt, chỉ cảm thấy mệt mỏi, sút cân, chán ăn, rối loạn tiêu hoá, vàng da, phù chân, cổ trướng, chảy máu cam, xuất huyết ở răng, da, đường tiêu hoá và giảm ham muốn tình dục. Đôi khi, người bệnh cảm thấy đau tức vùng dưới sườn phải.

Bên cạnh đó, các yếu tố nguy cơ cũng giúp phát hiện ra bệnh như người bệnh bị nhiễm virus viêm gan, đã từng sử dụng các loại thuốc, hoá chất có ảnh hưởng tới gan, truyền máu bị nhiễm virus, hay uống rượu bia hoặc tiền sử gia đình có người mắc bệnh gan.
Cần ăn uống thế nào khi đã mắc bệnh xơ gan?

- Rượu bia nên tránh tuyệt đối.
- Hạn chế thức ăn chế biến sẵn, đóng hộp, hàng quán vì chứa nhiều muối và mì chính (chứa nhiều natri).
- Cân đối thành phần dinh dưỡng như chất đạm, chất đường, chất béo.
- Bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả cung cấp cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể và hoạt động của gan.
- Uống nhiều nước.
- Tránh ăn mỡ động vật, thay bằng dầu thực vật.
Làm thế nào để phòng tránh xơ gan?

Để phòng tránh căn bệnh này, hạn chế bia rượu, tiêm phòng các loại virus viêm gan B, C, D là những biện pháp tối thiểu. Khi đã bị viêm gan, bệnh nhân cần kiểm tra định kỳ để phát hiện và điều trị sớm.

KHI GAN NHIỄM MỠ CÓ UỐNG ĐƯỢC SỮA KHÔNG ?


[IMG]

Thật không may, hầu hết các chất béo tìm thấy trong các sản phẩm sữa là chất béo bão hòa, không lành mạnh, làm tăng nguy cơ tăng cân và nguy cơ gan nhiễm mỡ.
Theo phó giáo sư – tiến sĩ Phạm Thị Thu Hồ, Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Việt Nam cho biết tại hội thảo về bệnh gannhiễm mỡ tổ chức tại Hà Nội ngày 23/6 thì Gan nhiễm mỡ là rối loạn ở gan thường gặp nhất. Đặc biệt, tỷ lệ người mắc bệnh đang có xu hướng gia tăng cùng với sự gia tăng người bị béo phì, mỡ trong máu cao, đái tháo đường tuýp 2.
Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể vì đảm nhiệm nhiều chức năng (chuyển hóa lipid, protein và thuốc, thải độc, dự trữ vitamin…) nhưng lại dễ bị tổn thương. Nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ có thể do uống rượu, bia thái quá, do virus, nhiễm độc chất, thuốc gây viêm gan… và đặc biệt là do rối loạn chuyển hóa.
Tuy nhiên, kết luận mới đây của trường Đại học Harvard lại kết luận alf bệnh gan nhiễm mỡ không chỉ ảnh hưởng đến người nghiện rượu. Các yếu tố nguy cơ thường gặp đối với bệnh gan nhiễm mỡ bao gồm tiểu đường, béo phì và cholesterol cao.
Các sản phẩm sữa ít chất béo là một phần của một kế hoạch chế độ ăn uống được thiết kế để giúp kiểm soát bệnh gan nhiễm mỡ.
Người bị gan nhiễm mỡ có thể tham khảo một số lời khuyên dưới đây:

Chế độ ăn uống tốt nhất cho gan nhiễm mỡ là các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như trái cây, rau quả, thịt nạc. (Ảnh minh họa)

Bệnh gan nhiễm mỡ không có “chuẩn” cách thức điều trị. Thay vào đó, các bác sĩ giúp đỡ những người bị bệnh gan nhiễm mỡ để giảm thiểu các yếu tố nguy cơ của họ. Cách phổ biến để giảm nguy cơ ban nhiễm mỡ là kiểm soátbệnh tiểu đường, béo phì và cholesterol cao bao gồm việc cải thiện chế độ ăn uống của bạn, giảm cân và tăng mức độ hoạt động thể chất.
Các chế độ ăn uống tốt nhất cho gan nhiễm mỡ tập trung vào các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như trái cây, rau quả, thịt nạc, ngũ cốc nguyên hạt và các chất béo lành mạnh – có trong các loại hạt, cá, hạt và dầu ô liu.
Sản phẩm từ sữa cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng mà các loại thực phẩm khác không có. Thật không may, hầu hết các chất béo tìm thấy trong các sản phẩm sữa có chất béo là chất béo bão hòa, hoặc không lành mạnh, làm tăng nguy cơ tăng cân và cholesterol cao liên quan với gan nhiễm mỡ. Các thực phẩm từ sữa ít chất béo hoặc không chất béo (sữa tách kem) giúp giảm lượng chất béo bão hòa, trong khi vẫn cung cấp cho bạn với các khoáng chất quan trọng như canxi, phốt pho, magiê và kali, giúp bạn cải thiện chế độ ăn uống của mình,giảm cânvà kiểm soát calo.
Giảm cân là con đường ngăn ngừa gan nhiễm mỡ, nhưng giảm cân quá nhanh lại có thể có nguy cơ làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh gan nhiễm mỡ.
Bổ sung sữa như một phần của chế độ ăn uống cân bằng cũng giúp làm giảm mức độ cholesterol và cho phép để giảm cân, nhưng đòi hỏi bạn phải thay đổi cách bạn sử dụng các sản phẩm sữa. Nên chuyển đổi từ sữa nguyên chất sang sữa không có chất béo hoặc có hàm lượng chất béo thấp hơn. Nếu không chuyển đổi được ngay lập tức thì có thể chuyển đồi dần dần. Bạn cũng nên dùng sữa không béo trong cà phê, hoặc trong các công thức nấu ăncủa mình để tránh được rủi ro bị bệnh gan nhiễm mỡ.

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

MUỐN SINH CON TRAI


Muốn sinh con trai
Ảnh minh họa
(Hoanhanduong.blogspot.com) - Vợ chồng chỉ gặp nhau một lần sau ngày trứng rụng 1 ngày. Chồng phải để dành tinh dịch trong 7-10 ngày.
- Xuất tinh sâu cho tinh trùng Y chạy vào tử cung và ống dẫn trứng sớm hơn, tiếp cận được với trứng để thụ tinh. 
- Để hỗ trợ cho tinh trùng Y và làm suy yếu tinh trùng X, chị em có thể thụt rửa âm đạo bằng dung dịch kiềm nhẹ trước khi giao hợp 1 giờ (một thìa cà phê thuốc tiêu muối Bicarbonat natri hòa trong một lít nước đun sôi để nguội). Những chị em nào thường ngày quen ăn nhạt hoặc sống ở miền núi, hoặc thường uống nước suối có nhiều chất khoáng Ca, thì phải áp dụng nghiêm túc động tác hỗ trợ này. Nếu chị em ăn bình thường hoặc ăn mặn, sống ở đồng bằng hoặc miền biển, hay uống nước suối có nhiều chất khoáng Na thì không cần áp dụng. Giao hợp xong, chị em phải nằm 3 - 4 giờ mới đi tắm rửa và đừng dội nước vào sâu vào âm đạo (đối với cả hai trường hợp sinh trai và sinh gái). Ngày nay, khoa học đã phát hiện gần 100 hệ thống chức năng cơ thể con người hoạt động theo nhịp điệu ngày và đêm. Các bộ phận nội tạng trong cơ thể chúng ta nằm trong pha a xít nửa ngày (từ 3 đến 15 giờ), nửa ngày còn lại (từ 15 đến 3 giờ) nằm trong pha kiềm. Qua nghiên cứu, thống kê nhiều cặp vợ chồng đã áp dụng phương pháp sinh trai, gái theo ý muốn, chúng tôi đã thu được kết quả như sau: 104 cháu ra đời khỏe mạnh, kháu khỉnh, cân nặng trên 3 kg; còn về giới tính theo ý muốn, tỷ lệ gái đạt 90%, tỷ lệ trai đạt 97%. Gần đây, nhiều người áp dụng phương pháp trên cũng có kết quả tốt, tỷ lệ trai ổn định, tỷ lệ gái đạt cao hơn.

CÁC PHƯƠNG PHÁP LÀM ĐẸP DA

10 lời khuyên để có làn da đẹp
(hoanhanduong.blogspot.com) 1. Bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể: Ăn ít nhất 5 loại hoa quả và rau xanh mỗi ngày. Bạn có thể kết hợp chúng lại với nhau làm nên món sa lát thập cẩm, sa lát hoa quả hoặc súp…
Nếu biết chọn lựa những món ăn có lợi cho sức khoẻ, bạn sẽ có một làn da đẹp tự nhiên mà không cần có sự can thiệp của dao kéo.
1. Bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể: Ăn ít nhất 5 loại hoa quả và rau xanh mỗi ngày. Bạn có thể kết hợp chúng lại với nhau làm nên món sa lát thập cẩm, sa lát hoa quả hoặc súp…

2. Tích cực ăn các loại ngũ cốc (gạo, mì, nếp, kê, đậu).
3. Đa dạng hóa thành phần dinh dưỡng: Hãy bổ sung các loại rau củ quả, rau gia vị (hành tây, tỏi, rau mùi tây…) vào khẩu phần ăn hàng ngày.
4. Bổ sung các loại axit béo: Hãy cho thêm 1-2 muỗng dầu cải hoặc dầu ôliu vào món sa lát trộn.
5. Sữa và các chế phẩm từ sữa giúp cung cấp can-xi.
6. Để loại bỏ độc tố, hãy ăn nhiều đậu Hà Lan, tỏi, hành tây, quả lê, kiwi…
7. Cung cấp protein: Ăn các loại thịt đỏ từ 2-3 bữa /tuần.
8. Bổ sung thêm các loại protein thực vật có trong đậu nành, đậu cô - ve…
9. Các loài động vật thân mềm (ốc, sò…) và giáp xác (tôm, cua…) sẽ giúp bổ sung các khoáng chất cần thiết cho da.
10. Ưu tiên cá biển: Ăn các loại như cá trích, cá hồi, cá thu, cá sardin… tươi hay đông lạnh từ 2-3 lần/tuần.
Cuối cùng, để giữ nét thanh xuân lâu dài cho làn da, bạn đừng quên chọn cho mình một loại kem dưỡng phù hợp, tránh xa khói thuốc lá và tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng Mặt trời!

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

CÁC BÀI THUỐC TRỊ VIÊM HỌNG


Viêm họng là hiện tượng yết hầu sưng đau, lúc đầu có thể thấy ngứa họng, khạc nhổ, kèm theo sốt hoặc tiết nhiều đờm rãi. Nếu nặng không chữa kịp thời yết hầu nghẹn đau, ăn uống khó khăn, họng sưng đỏ, nuốt nước bọt cũng đau, lưỡi đỏ hoặc hồng nhợt. 
Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc điều trị theo từng thể bệnh như sau:

Ngoại cảm phong hàn
- Triệu chứng: ngạt mũi, nặng tiếng, người ớn lạnh, không mồ hôi, cổ họng hơi sưng, nuốt thấy vướng, đau, kèm theo đau đầu, sốt vừa, sợ gió, đau mỏi thân mình, chán ăn; mạch phù hoãn.
- Bài thuốc “Kinh phòng bại độc tán”: kinh giới, phòng phong, độc hoạt,  sài hồ, tiền hồ, xuyên khung, chỉ xác, cát cánh, phục linh, cam thảo, khương hoạt mỗi vị 12g. Cách dùng: Các vị trên + 7 lát gừng + 10 lá bạc hà và 1.200ml nước, sắc lọc bỏ bã lấy 120ml. Ngày uống 1 thang chia 5 lần.
- Thuốc nhai ngậm: xạ can lá hoặc củ tươi vừa 1 miếng + sinh khương 1 miếng nhai nuốt nước bỏ bã, ngày 4- 5 lần.
 Ngoại cảm phải dịch độc thời khí
- Triệu chứng: trong họng ngứa đau, khô, sưng đỏ, nuốt khó ăn hay nghẹn, thích uống nước lạnh, sốt cao, khát; mạch sác.
- Bài thuốc “Thanh yết lợi cách thang”: hoàng liên 8g; cam thảo 10g; nhân sâm 10g; bạch linh, hoàng cầm, ngưu bàng tử, phòng phong, bạch thược, thăng ma, cát cánh mỗi vị 12g.
Cách dùng: các vị trên + 7 lát gừng và 1.200ml nước, sắc lọc bỏ bã lấy 120ml. Ngày uống 1 thang chia đều 5 lần.
Thuốc nhai ngậm: lá xạ can 3 miếng + hoắc hương 3 lá + sinh khương 1 miếng nhai nuốt nước bỏ bã, ngày 4 - 5 lần.
 Kinh dương minh tích nhiệt
- Triệu chứng: sốt, sợ nóng, họng sưng đỏ, đau, nóng cảm giác như đốt ở trong họng, người mệt mỏi, háo khát, bồn chồn trong bụng, tiểu tiện vàng, đại tiện táo, mạch hồng đại.
- Bài thuốc “Lương cách tán”: hoàng cầm 10g, chi tử 10g, bạc hà diệp 10g, liên kiều 10g, đại hoàng 20g, mang tiêu 20g, cam thảo 20g.
Cách dùng: các vị trên (trừ mang tiêu, bạc hà diệp) sao giòn tán nhỏ, trộn mang tiêu tán mịn tinh. Mỗi ngày uống 4 lần, mỗi lần 10g với nước trúc diệp, bạc hà diệp hoặc mật ong. Trẻ em thì tùy tuổi mà cho liều lượng thích hợp.
- Thuốc nhai ngậm: lá húng chanh 3 lá + sơn đậu căn 3 miếng nhai nuốt nước bỏ bã, ngày 5 - 6 lần.
 Thể đàm hoả
- Triệu chứng: Yết hầu sưng, đau, nuốt nước bọt đau, người ậm ạch khó chịu, lợm giọng buồn nôn, ăn uống đau nghẹn khó nuốt, ngại nói, nặng thì khò khè, khó thở, tâm phiền; mạch hoạt sác.
- Bài thuốc “Địch đàm thang”: nhân sâm 8g, trúc nhự 8g, thạch xương bồ 10g, cam thảo 10g, đởm tinh 10g, chỉ thực 10g, quất hồng bì 16g, phục linh 16g, bán hạ 20g.
Cách dùng: bán hạ khương chế, trần bì khứ bạch. Các vị trên + 5 lát gừng và 1.200ml nước, sắc lọc bỏ bã lấy 120ml. Ngày uống 1 thang chia đều 5 lần.
Thể khí hư
- Triệu chứng: họng hơi sưng mà khô, đau, nhức nuốt nước bọt đau, ăn uống đau nghẹn khó nuốt, đau nhiều vào lúc gần trưa, đại tiện phân lỏng, chân tay mềm nhẽo, mạch hư nhược.
- Bài thuốc “Bổ trung ích khí thang gia giảm”: cam thảo 10g, nhân sâm 12g, thăng ma 12g, trần bì 12g, sài hồ 12g, đương quy 12g, bạch truật 12g, thiên hoa phấn 12g, hoàng kỳ 24g.
Cách dùng: hoàng kỳ mật sao; cam thảo chích; nhân sâm bỏ cuống; đương quy tửu tẩy; trần bì khứ bạch. Các vị trên + 1.800ml nước, sắc lọc bỏ bã lấy 200ml.Ngày sắc 1 thang, uống chia đều 5 lần.
TTND.BS. Trần Văn Bản

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

BỆNH TRẺ EM HAY GẶP VÀO MÙA THU ĐÔNG


Vào mùa thu – đông, nhiệt độ buổi sáng và buổi chiều tối thường thấp hơn và lạnh hơn so với ban ngày. Chính vì vậy, trẻ thường hay mắc rất nhiều những căn bệnh khác nhau.
Theo các chuyên gia về sức khỏe của trẻ em thì hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ là tương đối thấp nên rất dễ mắc các căn bệnh nguy hiểm như : cúm, viêm phế quản, viêm xoang, việm họng, tiêu chảy, quai bị, hay hen suyễn ….

Cảm cúm

Những bệnh trẻ em thường gặp trong mùa thu   đông (Phần 1)tre bi cum 01
  • Cảm cúm là bệnh do một loại siêu vi gây ra mà trẻ em thường mắc phải trong thời gian chuyển mùa, thời tiết thay đổi.
  • Các vi rút gây cảm cúm thường được lây truyền bởi các hạt khí dung nhỏ, hạt khí dung lớn hoặc qua tiếp xúc trực tiếp.
  • Bệnh sẽ phát sau khi trẻ tiếp xúc với nguồn lây bệnh từ 1 – 2 ngày.

Triệu chứng:

  • Trẻ có thể sốt, nghẹt mũi, đau họng, ho, hắc hơi, nhức mỏi toàn thân.
  • Trong đó triệu chứng nghẹt mũi, chảy mũi nước sẽ kéo dài hơn các triệu chứng khác.
Phòng tránh:
  • Cần luôn giữ ấm cho trẻ khi thời tiết thay đổi, nhất là các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nhiều người, nhất là với những người có biểu hiện bị cúm.
  • Cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh, kem, đá.
  • Tăng cường dinh dưỡng và vitamin C, cho trẻ uống nước đầy đủ vào mùa lạnh để giúp trẻ có sức đề kháng.

Sốt phát ban

Những bệnh trẻ em thường gặp trong mùa thu   đông (Phần 1)p21791
  • Bệnh sốt phát ban ở trẻ nhỏ thường gây ra bởi vi rút sởi hoặc vi rút rubella.
  • Bệnh gây ra bởi vi rút sởi còn gọi là ban đỏ, bệnh gây ra bởi vi rút rubella còn gọi là ban đào.
  • Sốt phát ban thường lây truyền qua đường hô hấp, hít thở chung nguồn khí với người bệnh.

Triệu chứng:

  • Trẻ mệt thấy mệt mỏi, đau đầu, sổ mũi, đau họng, viêm kết mạc mắt, niêm mạc vòm họng có thể xuất hiện những chấm xuất huyết nhỏ.
  • Ở vị trí gần hai bên cổ, sau tai của trẻ sẽ xuất hiện hai hạch sưng to và đau.
  • Da trẻ sẽ xuất hiện những nốt đỏ nhỏ li ti ở vùng mặt rồi sau đó lan nhanh ra toàn thân và chân tay.

Phòng tránh:

  • Cần cho trẻ chích ngừa sởi và rubella theo chương trình tiêm chủng mở rộng.
  • Tiêm mũi tiêm 3 trong 1 ngừa 3 bệnh: sởi, quai bị, rubella.
  • Mũi đầu tiêm ở thời điểm trẻ từ 1 tuổi trở lên, mũi 2 là mũi củng cố cách mũi đầu vài năm hoặc lúc cháu bé bắt đầu đi học.

  • Viêm đường hô hấp

    Những bệnh trẻ em thường gặp trong mùa thu   đông (Phần 2)mua dong
    • Khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa, các loại vi rút hợp bào rất phát triển. Virus này trong không khí và khi xâm nhập vào cơ thể trẻ sẽ dễ dàng phá vỡ hệ thống đề kháng chưa hoàn chỉnh của trẻ em, nhất là hệ hô hấp.
    • Đây là một loại virus nguy hiểm có khả năng làm cho trẻ bị viêm phế quản, viêm đường hô hấp , viêm phổi tùy theo từng mức độ từ nhẹ đến nặng.
    • Bệnh lây truyền qua đường miệng, nước bọt, tiếp xúc tay và các đồ dùng để ăn uống.

    Biểu hiện:

    Trẻ có thể đột ngột sốt cao, đau đầu, lạnh toàn thân, đau toàn thân, đau họng, ho, mệt mỏi, chán ăn, khó hít thở, tiêu chảy nhẹ.

    Phòng tránh

    • Thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.
    • Giữ ấm cơ thể cho trẻ và hạn chế đưa trẻ đến chỗ đông người.
    • Đeo khẩu trang cho trẻ khi đi ra đường. Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.
    • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.
    • Không nên cho trẻ đi bơi ở những bể bơi công cộng hoặc những khu vui chơi giải trí dưới nước.

    Sốt xuất huyết

    Những bệnh trẻ em thường gặp trong mùa thu   đông (Phần 2)p2168
    Bệnh do muỗi truyền, có thể xuất hiện quanh năm, nhưng phát triển mạnh vào mùa mưa, không khí ẩm thấp. Bệnh hay gặp ở trẻ em, đặc biệt là dưới 10 tuổi.

    Biểu hiện của bệnh :

    Sốt cao đột ngột và liên tục (39-40 độ C) trong vòng 2-4 ngày, có thể xuất hiện dấu xuất huyết dưới da mọc thành từng đám rải rác, có thể xuất huyết ở niêm mạc miệng, đi đại tiện ra phân máu…
    Các biểu hiện bệnh ở trẻ cần đặc biệt được lưu ý để kịp thời chữa trị. Đặc biệt, khi trẻ đang sốt cao liên tục, đột nhiên nhiệt độ hạ thấp, lờ đờ, chân tay lạnh là biểu hiện của sốc cần được xử trí cấp cứu kịp thời. Nếu nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết, tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc hạ sốt loại Aspirin vì dễ làm tăng nguy cơ chảy máu, nên cho uống thuốc giảm sốt loại Paracetamol rồi nhanh chóng chuyển ngay tới bệnh viện kịp thời.

    Phòng tránh :

    Để phòng chống bệnh sốt xuất huyết cho trẻ, các bà mẹ nên cho trẻ mặc quần áo dài tay, ngủ mùng cả ban đêm lẫn ban ngày; không để trẻ nơi thiếu ánh sáng, ẩm thấp để tránh muỗi đốt; thoa thuốc chống muỗi lên những vùng da lộ ra ngoài để bảo vệ trẻ; đậy kín lu, vại, hồ, bể chứa nước, không tạo nơi cho muỗi đẻ và hàng tuần nên cọ rửa với bàn chải để trứng muỗi rơi ra; thả cá 7 màu diệt lăng quăng (bọ gậy).
    Các gia đình cần phải thường xuyên dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo quần áo làm chỗ cho muối trú đậu, loại bỏ các vật chứa nước đọng (gáo dừa, lon, đồ hộp, ly, chén, chai lọ bể, vỏ xe…), thay nước bình hoa mỗi ngày, đổ dầu hôi hoặc pha nhiều muối vào chén nước chống kiến chân tủ thức ăn để triệt nơi sinh sản của muỗi. Có thể dùng thuốc diệt muỗi hoặc nhang trừ muỗi.
    (Nguồn: ST )