Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

BỆNH TRẺ EM HAY GẶP VÀO MÙA THU ĐÔNG


Vào mùa thu – đông, nhiệt độ buổi sáng và buổi chiều tối thường thấp hơn và lạnh hơn so với ban ngày. Chính vì vậy, trẻ thường hay mắc rất nhiều những căn bệnh khác nhau.
Theo các chuyên gia về sức khỏe của trẻ em thì hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ là tương đối thấp nên rất dễ mắc các căn bệnh nguy hiểm như : cúm, viêm phế quản, viêm xoang, việm họng, tiêu chảy, quai bị, hay hen suyễn ….

Cảm cúm

Những bệnh trẻ em thường gặp trong mùa thu   đông (Phần 1)tre bi cum 01
  • Cảm cúm là bệnh do một loại siêu vi gây ra mà trẻ em thường mắc phải trong thời gian chuyển mùa, thời tiết thay đổi.
  • Các vi rút gây cảm cúm thường được lây truyền bởi các hạt khí dung nhỏ, hạt khí dung lớn hoặc qua tiếp xúc trực tiếp.
  • Bệnh sẽ phát sau khi trẻ tiếp xúc với nguồn lây bệnh từ 1 – 2 ngày.

Triệu chứng:

  • Trẻ có thể sốt, nghẹt mũi, đau họng, ho, hắc hơi, nhức mỏi toàn thân.
  • Trong đó triệu chứng nghẹt mũi, chảy mũi nước sẽ kéo dài hơn các triệu chứng khác.
Phòng tránh:
  • Cần luôn giữ ấm cho trẻ khi thời tiết thay đổi, nhất là các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nhiều người, nhất là với những người có biểu hiện bị cúm.
  • Cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh, kem, đá.
  • Tăng cường dinh dưỡng và vitamin C, cho trẻ uống nước đầy đủ vào mùa lạnh để giúp trẻ có sức đề kháng.

Sốt phát ban

Những bệnh trẻ em thường gặp trong mùa thu   đông (Phần 1)p21791
  • Bệnh sốt phát ban ở trẻ nhỏ thường gây ra bởi vi rút sởi hoặc vi rút rubella.
  • Bệnh gây ra bởi vi rút sởi còn gọi là ban đỏ, bệnh gây ra bởi vi rút rubella còn gọi là ban đào.
  • Sốt phát ban thường lây truyền qua đường hô hấp, hít thở chung nguồn khí với người bệnh.

Triệu chứng:

  • Trẻ mệt thấy mệt mỏi, đau đầu, sổ mũi, đau họng, viêm kết mạc mắt, niêm mạc vòm họng có thể xuất hiện những chấm xuất huyết nhỏ.
  • Ở vị trí gần hai bên cổ, sau tai của trẻ sẽ xuất hiện hai hạch sưng to và đau.
  • Da trẻ sẽ xuất hiện những nốt đỏ nhỏ li ti ở vùng mặt rồi sau đó lan nhanh ra toàn thân và chân tay.

Phòng tránh:

  • Cần cho trẻ chích ngừa sởi và rubella theo chương trình tiêm chủng mở rộng.
  • Tiêm mũi tiêm 3 trong 1 ngừa 3 bệnh: sởi, quai bị, rubella.
  • Mũi đầu tiêm ở thời điểm trẻ từ 1 tuổi trở lên, mũi 2 là mũi củng cố cách mũi đầu vài năm hoặc lúc cháu bé bắt đầu đi học.

  • Viêm đường hô hấp

    Những bệnh trẻ em thường gặp trong mùa thu   đông (Phần 2)mua dong
    • Khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa, các loại vi rút hợp bào rất phát triển. Virus này trong không khí và khi xâm nhập vào cơ thể trẻ sẽ dễ dàng phá vỡ hệ thống đề kháng chưa hoàn chỉnh của trẻ em, nhất là hệ hô hấp.
    • Đây là một loại virus nguy hiểm có khả năng làm cho trẻ bị viêm phế quản, viêm đường hô hấp , viêm phổi tùy theo từng mức độ từ nhẹ đến nặng.
    • Bệnh lây truyền qua đường miệng, nước bọt, tiếp xúc tay và các đồ dùng để ăn uống.

    Biểu hiện:

    Trẻ có thể đột ngột sốt cao, đau đầu, lạnh toàn thân, đau toàn thân, đau họng, ho, mệt mỏi, chán ăn, khó hít thở, tiêu chảy nhẹ.

    Phòng tránh

    • Thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.
    • Giữ ấm cơ thể cho trẻ và hạn chế đưa trẻ đến chỗ đông người.
    • Đeo khẩu trang cho trẻ khi đi ra đường. Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.
    • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.
    • Không nên cho trẻ đi bơi ở những bể bơi công cộng hoặc những khu vui chơi giải trí dưới nước.

    Sốt xuất huyết

    Những bệnh trẻ em thường gặp trong mùa thu   đông (Phần 2)p2168
    Bệnh do muỗi truyền, có thể xuất hiện quanh năm, nhưng phát triển mạnh vào mùa mưa, không khí ẩm thấp. Bệnh hay gặp ở trẻ em, đặc biệt là dưới 10 tuổi.

    Biểu hiện của bệnh :

    Sốt cao đột ngột và liên tục (39-40 độ C) trong vòng 2-4 ngày, có thể xuất hiện dấu xuất huyết dưới da mọc thành từng đám rải rác, có thể xuất huyết ở niêm mạc miệng, đi đại tiện ra phân máu…
    Các biểu hiện bệnh ở trẻ cần đặc biệt được lưu ý để kịp thời chữa trị. Đặc biệt, khi trẻ đang sốt cao liên tục, đột nhiên nhiệt độ hạ thấp, lờ đờ, chân tay lạnh là biểu hiện của sốc cần được xử trí cấp cứu kịp thời. Nếu nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết, tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc hạ sốt loại Aspirin vì dễ làm tăng nguy cơ chảy máu, nên cho uống thuốc giảm sốt loại Paracetamol rồi nhanh chóng chuyển ngay tới bệnh viện kịp thời.

    Phòng tránh :

    Để phòng chống bệnh sốt xuất huyết cho trẻ, các bà mẹ nên cho trẻ mặc quần áo dài tay, ngủ mùng cả ban đêm lẫn ban ngày; không để trẻ nơi thiếu ánh sáng, ẩm thấp để tránh muỗi đốt; thoa thuốc chống muỗi lên những vùng da lộ ra ngoài để bảo vệ trẻ; đậy kín lu, vại, hồ, bể chứa nước, không tạo nơi cho muỗi đẻ và hàng tuần nên cọ rửa với bàn chải để trứng muỗi rơi ra; thả cá 7 màu diệt lăng quăng (bọ gậy).
    Các gia đình cần phải thường xuyên dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo quần áo làm chỗ cho muối trú đậu, loại bỏ các vật chứa nước đọng (gáo dừa, lon, đồ hộp, ly, chén, chai lọ bể, vỏ xe…), thay nước bình hoa mỗi ngày, đổ dầu hôi hoặc pha nhiều muối vào chén nước chống kiến chân tủ thức ăn để triệt nơi sinh sản của muỗi. Có thể dùng thuốc diệt muỗi hoặc nhang trừ muỗi.
    (Nguồn: ST )

1 nhận xét: