Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

Điều trị chứng Huyễn vựng




BỆNH ÁN CHÓNG MẶT

 (Trích trong sách Châm Cứu Lâm Chứng Thực Nghiệm Của Tôn Học Quyền) Bệnh nhân Lý, nữ, 30 tuổi, công nhân, khám lầm đầu ngày 12/12/1969. Bệnh nhân đột ngột bị chóng mặt, buồn nôn và nôn mửa, điều trị bằng thuốc trong một bệnh viện, nhưng các triệu chứng không thuyên giảm, nên yêu cầu được châm trị. Chẩn đoán là chóng mặt. Điều trị: Châm các huyệt Thần môn, Vỏ não ở loa tai và Nội quan. Sau khi sát trùng, dùng kim nhỏ dài 0,5 thốn, châm thẳng góc trên các huyệt sâu 0,1 – 0,2 thốn, vê kim nhanh mỗi lần 5 – 10 phút, lưu kim 10 – 20 phút.Sau 10 phút điều trị, ngừng nôn mửa, có thể mở mắt và có thể cử động một ít, sau 30 phút bệnh nhân đã ngủ. Ngày hôm sau, các triệu chứng đã giảm một cách rõ rệt, châm thêm lần nữa, bệnh nhân phục hồi hoàn toàn và không thấy tái phát trong 10 năm.
Bệnh nhân Trang, nữ, 78 tuổi, nội trợ. Bệnh nhân đã bị chóng mặt hơn 10 năm, mỗi năm bị 2 – 3 cơn. Các triệu chứng luôn có là chóng mặt, nôn mửa, không thể cử động đầu và mờ mắt, những triệu chứng này kéo dài từ 5 – 6 ngày, rồi sau đó dần dần giảm đi. Bệnh viện chẩn đoán là chóng mặt, khi thăm khám thân nhiệt, huyết áp, tim phổi bình thường, rêu lưỡi mỏng, hơi vàng, mạch Huyền. Chẩn đoán là chóng mặt. Điều trị: Châm Phong trì, Bách hội, Đầu duy xuyên Hàm yến và Nội quan. Vê kim 10 phút. Chóng mặt giảm và có thể mở mắt vào ngày hôm sau. Châm như cũ sau đó các triệu chứng hết hẳn và không thấy tái phát trong 2 năm.

Với những trường hợp huyễn vựng “thứ phát”, nghĩa là do một căn bệnh khác gây nên, ví dụ như cao huyết áp, thiếu máu … , chỉ cần tập trung chữa khỏi bệnh liên quan, thì huyễn vựng tự nhiên sẽ hết. Còn đối với những trường hợp, tuy đã tới bệnh viện khám, chiếu chụp, xét nghiệm … mà bác sĩ vẫn không thể xác định được chính xác căn nguyên, thì có thể căn cứ vào những biểu hiện cụ thể của bản thân, để xác định thể bệnh và sử dụng những bài thuốc Đông y thích hợp, theo các phương án sau:
Biểu hiện chủ yếu của thể bệnh này là: Thỉnh thoảng bỗng nhiên bị hoa mắt, chóng mặt, kèm theo tai ù, có tiếng như ve kêu, lợm giọng, nôn mửa … Mỗi khi tình cảm biến động mạnh, hoặc tinh thần căng thẳng, thì bệnh phát nặng hơn. Thường ngày hay đau đầu, thỉnh thoảng mặt đỏ bừng từng cơn, bồn chồn, dễ cáu giận, ngủ ít, mộng nhiều, miệng đắng hoặc chua, ngực sườn đầy trướng, nóng rét qua lại, lưỡi không rêu, mạch huyền (căng như dây đàn).
Để chữa trị cần dùng phép “Bình Can tức phong” (điều hoà chức năng tạng Can, trừ phong) và “Tư dưỡng Can Thận” (bồi dưỡng phần Âm của hai tạng Can, Thận). Trong điều kiện gia đình, có thể sử dụng bài thuốc, hoặc món ăn sau để chữa:
- Bài thuốc: Dùng đẳng sâm 20g (hoặc nhân sâm 8g), bạch truật 10g, xuyên khung 5g, bán hạ chế (tẩm nước gừng, sao vàng) 10g, hương phụ (củ gấu) 15g, sài hồ 12g, kinh giới 10g, câu đằng 10g, chi tử (dành dành) 10g, cam thảo 5g. Sắc với 1500 ml nước, đun cạn còn 600ml, chia thành 3 phần uống trong ngày vào lúc đói bụng. Liên tục 7-8 ngày (một liệu trình), nghỉ 3 ngày, lại tiếp tục liệu trình khác, đến khi khỏi bệnh.
- Canh hạ khô thảo: Hạ khô thảo 20g, thịt lợn nạc 50g, mắm muối và gia vị lượng thích lượng. Thịt lợn nạc thái lát mỏng, cho vào nồi cùng với hạ khô thảo, thêm lượng nước thích hợp, nấu nhỏ lửa tới khi thịt chín nhừ, thêm mắm muối và gia vị, dùng làm thức ăn trong bữa trưa. Liên tục 7-8 ngày.
- Nước ép rau cần: Dùng rau cần 2 phần, nho 1 phần – (tỷ lệ 2:1). Nho rửa sạch, hong khô. Rau cần rửa sạch, hong khô, cắt nhỏ. Tất cả đem giã nát, vắt lấy nước uống. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 20ml, liên tục 7-8 ngày.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét